TIỀM NĂNG TO LỚN CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TẠI VIỆT NAM

Một số nhà sản xuất lớn của nước ngoài đang mở rộng dấu ấn ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Trong bối cảnh chiến lược tái cơ cấu chuỗi cung ứng và đa dạng hóa rủi ro được thực hiện trên quy mô lớn, một số nhà sản xuất lớn của nước ngoài đang mở rộng dấu ấn ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Trong bài viết trên trang Vietnam Briefing, ông Filippo Bortoletti – Giám đốc quốc gia Công ty tư vấn đầu tư Dezan Shira & Associates Việt Nam – cho biết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong các ngành công nghiệp hỗ trợ có thể được hưởng lợi khi Việt Nam được lựa chọn là điểm đến thay thế trong chiến lược “Trung Quốc+1” của các công ty đa quốc gia. Trong 15 năm qua, Việt Nam đã chứng kiến ​​rất nhiều thay đổi, từ sự bùng nổ sản xuất cho đến ​​lĩnh vực khởi nghiệp mới nổi giành được chỗ đứng.

Sự xuất hiện chiến lược “Trung Quốc+1” (chiến lược kinh doanh mà các tập đoàn quốc tế áp dụng để tránh chỉ đầu tư vào Trung Quốc, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sản xuất sang các nước khác) dẫn đến ​​các chiến lược tái cơ cấu chuỗi cung ứng và đa dạng hóa rủi ro được thực hiện trên quy mô lớn. Trong khi đó, Việt Nam cũng đã mở cửa cho đầu tư nước ngoài nhiều hơn, từ đó tận dụng những xu hướng này để chuyển đổi thành một trung tâm sản xuất của khu vực.

Trong khi xu hướng “Trung Quốc+1” đã thúc đẩy các tập đoàn lớn như Samsung và Nike chuyển hoạt động sang Việt Nam, thì động thái của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lại ít được công nhận. Trong khi đó, các SME này – thường đi theo các khách hàng đa quốc gia hàng đầu của mình – cũng bị thu hút đến Việt Nam do môi trường kinh doanh thuận lợi và quy mô kinh tế của đất nước.

CHIA SẺ TIN