Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt nam phát triển

Công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ôtô Việt Nam có nhiều dư địa phát triển vì không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng tới thị trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ô tô sản xuất trong nước vẫn còn rất thấp, chi phí sản xuất ôtô tại Việt Nam còn cao hơn các nước khác trong khu vực.

CHUYỂN ĐỘNG CƠ KHÍ

Friday 04/08/2023 00:08 

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ tạo động lực cho ngành công nghiệp ô tô phát triển

Công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ôtô Việt Nam có nhiều dư địa phát triển vì không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng tới thị trường khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ô tô sản xuất trong nước vẫn còn rất thấp, chi phí sản xuất ôtô tại Việt Nam còn cao hơn các nước khác trong khu vực.

80% linh kiện sản xuất phải nhập khẩu

Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, chưa tạo được sự hợp tác, liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất – lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện chỉ mới tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô, còn phụ thuộc lớn vào sự phân công của các tập đoàn ô tô toàn cầu; chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, cả nước hiện có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô. Trong đó, có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô…

Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi thấp hơn mục tiêu đề ra, đồng thời thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Các doanh nghiệp đang tập trung phát triển những sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa…, tổng cộng 287 chi tiết, cụm chi tiết, đạt tỷ lệ khoảng 20%. 80% còn lại, trong đó có các chi tiết, linh kiện chính của ô tô về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn, hệ thống điện tử trên xe, đặc biệt là chip bán dẫn, Việt Nam đang phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài.

Tình trạng nhập khẩu phần lớn linh kiện đã khiến chi phí sản xuất lắp ráp xe trong nước cao hơn từ 10 – 20% và giá bán xe cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực.

Chi phí sản xuất lắp ráp xe trong nước cao hơn từ 10 – 20%.

CHIA SẺ TIN