Phát triển công nghiệp hỗ trợ: rất cần những doanh nghiệp đầu tàu

Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện nay, ngành công nghiệp ô tô đang nhập khẩu 80% linh kiện sản xuất. Tuy nhiên, với thực tế giai đoạn ô tô hoá đang tăng nhanh, doanh số bán xe toàn ngành có khả năng chạm mốc 500.000 chiếc trong năm 2022 – mốc được gỡ bỏ mác “thị trường nhỏ”. Do đó, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô ngày càng trở nên cấp thiết.

Số liệu của Bộ Công Thương cũng cho thấy, hiện các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô tại Việt Nam còn khá ít, mới chỉ khoảng 300 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô…

Để ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước có cơ hội phát triển, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thời gian qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành những đầu kéo.

Bên cạnh sự hỗ trợ của các doanh nghiệp đầu tàu, ngành công nghiệp ô tô cũng cần những chính sách đủ mạnh để giải quyết các vấn đề như chi phí đầu tư lớn trong khi sản lượng nhỏ và chưa có công nghiệp vật liệu chất lượng cao… để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách chi phí, mở rộng được mạng lưới linh kiện nội địa, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ trong tương lai.

CHIA SẺ TIN