Phát triển công nghiệp công nghệ số: Việt Nam cần nhiều chính sách đặc thù

Người Việt hoàn toàn có thể nắm bắt được những công nghệ mới như điện toán đám mây (cloud computing), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), chuỗi khối (Blockchain)…, từ đó sản xuất ra những sản phẩm, giải pháp thông minh giải quyết các “bài toán” của Việt Nam và đi ra toàn cầu…

Hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng Make in Việt Nam”.
Hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng Make in Việt Nam”.

Tuy nhiên, để thúc đẩy và nâng tầm ngành công nghiệp công nghệ số, Việt Nam cần thêm nhiều chính sách đặc thù.

Trong khuôn khổ “Diễn đàn cấp cao thường niên về công nghiệp 4.0 năm 2023 gắn với triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì phối hợp với các Bộ tổ chức ngày 14/6, đã diễn ra hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng Make in Việt Nam”.

Theo báo cáo của tổ chức The Global Market Model (phát hành ngày 11/5/2023), công nghiệp công nghệ số toàn cầu năm 2022 có giá trị thị trường khoảng 7.989,7 tỷ USD, trong đó phân khúc lớn nhất của thị trường là dịch vụ công nghệ thông tin chiếm 40,5%. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự kiến (CAGR) trong giai đoạn 2022–2032 là 8,4%.

Tại Việt Nam, công nghiệp công nghệ số năm 2022 được xem là điểm sáng của nền kinh tế với doanh thu ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng hơn 10% so với 2021, số lượng doanh nghiệp hơn 70.000 và xuất khẩu của ngành công nghệ số ước đạt 136 tỷ USD (theo số liệu Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tại Diễn đàn Make in Vietnam 2022).

CHIA SẺ TIN