‘Ông lớn’ FDI bày cách doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chính sách giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các chính sách hỗ trợ tiêu biểu như: dự án hỗ trợ năng lực cho nhà cung cấp Việt Nam, hỗ trợ chuyển đổi nhà máy thông minh…

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Việt xây dựng nhà máy thông minh

Là đơn vị đang hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam xây dựng nhà máy thông minh, đại diện của Công ty Samsung Việt Nam cho biết, đang tập trung vào các hoạt động tư vấn cải tiến, đào tạo chuyên gia tư vấn và khuôn mẫu; thúc đẩy sản xuất thông minh, hỗ trợ chuyên gia; triển khai đề tài phù hợp môi trường sản xuất Việt Nam tối ưu hoá toàn bộ quy trình như phát triển, sản xuất, bán hàng. Tăng trình độ vận hành như tuân thủ giao hàng, năng suất, chất lượng, chi phí tồn kho, quản lý thiết bị, quản lý sản xuất.

Ông Jang Yoon Ho, Giám đốc bộ phận hỗ trợ đối tác – Công ty điện tử Samsung Việt Nam chia sẻ, Samsung ngay từ khi đến Việt Nam đã chú trọng công tác đào tạo cho các doanh nghiệp vệ tinh của Việt Nam để nâng cao chất lượng và tăng hàm lượng nội địa hóa. Trong giai đạn 2015-2021, Samsung Việt Nam đã tư vấn cho gần 400 doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Kế hoạch trong 2 năm (2022-2022), thông qua đội ngũ chuyên gia, Công ty điện tử Samsung Việt Nam sẽ hỗ trợ chuyển đổi nhà máy thông minh cho 50 công ty và đào tạo 100 chuyên gia tư vấn nhà máy thông minh. Đến nay, Samsung đã tư vấn cho 26 công ty và đào tạo 51 chuyên gia tư vấn, giúp nâng cấp cấp độ nhà máy thông minh ở doanh nghiệp.

Theo đó, hiệu quả mong đợi của việc xây dựng nhà máy thông minh nhằm giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh sản xuất. Việc xây dựng nhà máy thông minh sẽ giúp lại bỏ bất hợp lý công đạn sản xuất, tích luỹ kiến thức hiện trường của người lao động. Đại diện Samsung dẫn ví dụ về hiệu quả mô hình nhà máy thông minh ở Hàn Quốc đã giúp tăng năng suất 30%, cải tiến chất lượng sản phẩm 33%; giảm chi phí 23% và giảm tới 27% thời gian giao hàng.

'Ông lớn' FDI bày cách doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu ảnh 1Samsung giới thiệu sản phẩm điện thoại thông minh sản xuất tại Việt Nam

Ông Jang Yoon Ho khuyến nghị, doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số càng sớm càng tốt bởi đây là nền tảng của nhà máy thông minh. Việc chuyển đổi số không chỉ là áp dụng công nghiệp hỗ trợ mà phải được “chuyển đổi” trong tư duy của lãnh đạo nhằm tối hưu hóa quy trình sản xuất và tăng tính cạnh tranh. Trong đó, công nghiệp hỗ trợ chỉ là công cụ chứ không phải đích đến.

“Samsung với triết lý kinh doanh đồng thịnh vượng sẽ luôn đồng hành cùng Chính phủ trong việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và không ngừng thúc đẩy năng lực cạnh tranh sản xuất của Việt Nam”, đại diện Samsung Việt Nam khẳng định,

Từng bước tham gia chuỗi cung ứng ngành công nghiệp ô tô

Ông Nguyễn Trung Hiếu – Trưởng Ban Kế hoạch Kinh doanh, Công ty Toyota Ô tô Việt Nam cho biết, Toyota Việt Nam cũng đã phối hợp với Bộ Công Thương tham gia dự án hỗ trợ năng lực cho nhà cung cấp Việt Nam. Bên cạnh đó, Toyota Ô tô Việt Nam tăng cường nội địa hóa bằng việc “cùng làm việc với nhà cung cấp” để từng bước phát triển năng lực của họ tại Việt Nam.

“Thời gian qua, Toyota Việt Nam đã hỗ trợ xây dựng năng lực cho một số doanh nghiệp trong nước. Đồng thời tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với các nhà lắp ráp ô tô; kết hợp với Bộ Công Thương tìm kiếm và hỗ trợ các nhà cung cấp tiềm năng để từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng cho ngành ô tô. Từ đó đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam”, ông Nguyễn Trung Hiếu cho biết.

Đại diện Toyota Việt Nam thẳng thắn chỉ ra những yếu kém trong của công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam như: thiếu hụt các yếu tố cơ bản của ngành như công nghiệp vật liệu và nhân lực. Chi phí sản xuất gia công cao do nhân lực thiếu kỹ năng, kinh nghiệm. Chi phí nguyên vật liệu tăng do hệ sinh thái nhà cung cấp chưa đầy đủ. Quy mô thị trường hạn chế do số bản và sản lượng sản xuất thấp hơn. Tuy nhiên, Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực để hỗ trợ ngành sản xuất linh kiện như chi phí nhân công thấp, tiết kiệm chi phí vận chuyển so với linh kiện nhập khẩu.

Trước thực tế trên, chiến lược của Toyota Việt Nam không chỉ tập trung vào nỗ lực sản xuất, mà phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng là ưu tiên hàng đầu. Thông qua sự hỗ trợ của Toyota Việt Nam, nhà cung cấp nâng cao chất lượng sản xuất. Tiêu biểu như Toyota Việt Nam đã cử nhân sự giỏi đến hỗ trợ nhà cung cấp; cung cấp linh kêinj chất lượng ca, chi phí cạnh tranh cho nhà cung cấp.

Trước đó, tại triển lãm Công nghiệp hỗ trợ năm 2020, Toyota Việt Nam đã kết nối được với hơn 20 nhà cung ứng tiềm năng, một trong số đó đã trở thành nhà cung cấp chính thức cho Toyota Việt Nam từ 2021. Đặc biệt, tại triển lãm công nghiệp hỗ trợ năm 2022 (VIMEXPO 2022), Toyota Việt Nam giới thiệu sản phẩm xe ô tô CKD Veloz được lắp ráp tại Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng đối với Toyota Việt Nam, thể hiện sự nỗ lực nâng cao sản phẩm nội địa và “được sản xuất tại Việt Nam” đến với khách hàng trong nước.

Quỳnh Nga

CHIA SẺ TIN