Những mảng màu sáng tối của ngành công nghiệp thiết bị phụ trợ

Những chuyển động trên thị trường cho thấy các nhà sản xuất quốc tế và doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đang tăng cường tìm kiếm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ để đưa vào trong chuỗi cung ứng của họ. Về phía các nhà cung ứng trong nước, ngoài việc tận dụng cơ hội, cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ công nghiệp hỗ trợ.

Các nhà đầu tư khẳng định nhu cầu linh phụ kiện rất lớn, quan trọng là năng lực các nhà cung ứng trong nước có thể đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà sản xuất muốn đa dạng chuỗi cung ứng thay vì phải phụ thuộc nhiều vào “công xưởng” thế giới. Khả năng hợp tác liên kết của nhà sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước còn yếu dẫn đến chưa phát huy lợi thế khi nhà sản xuất quốc tế tìm nguồn cung thay thế. Làn sóng chuyển dịch đầu tư, sự gia tăng quy mô sản xuất tại Việt Nam cùng những hệ lụy của sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch Covid-19, xung đột địa chính trị… khiến bài toán đa dạng chuỗi cung ứng với các nhà sản xuất quốc tế và gia tăng tỉ lệ nội địa hóa đối với các nhà sản xuất tại Việt Nam càng trở nên cấp thiết.

Trước thực tế trên, đại diện nhiều doanh nghiệp nước ngoài cho rằng, doanh nghiệp trong nước cần phải duy trì ổn định chất lượng sản xuất, nâng cao năng lực quản trị và gia tăng đầu tư cho công nghệ sản xuất. Đáng chú ý là cần đầu tư công nghệ hiện đại để nâng cao lợi thế sản xuất và tìm nguồn nguyên liệu trong nước để giảm sự lệ thuộc và chi phí.ghiệp nhỏ của Việt Nam đều thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị và việc tiếp cận vốn tại các tổ chức tín dụng đối với họ là vô cùng khó khăn.

Các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng phần lớn doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đều có quy mô nhỏ hoặc vừa, chưa có đủ nguồn lực để đầu tư quy mô lớn, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, thiếu kết nối, thiếu cơ chế phối hợp.

CHIA SẺ TIN