THỰC TRẠNG NGÀNH KHUÔN MẪU VIỆT NAM

Giá trị của ngành công nghiệp khuôn mẫu, cơ khí chính xác tại Việt Nam hiện đạt khoảng trên 1 tỷ USD/năm; với tỷ lệ tăng trưởng 18%/năm, ngành này đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đáng chú ý, doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm 8,5% khuôn ép, còn lại là khuôn dập. Do đó, nhu cầu về khuôn mẫu cho sản xuất nhựa, cơ khí, chi tiết máy, linh kiện… để nâng cao chất lượng sản phẩm là rất lớn, giúp doanh nghiệp nội địa tăng năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong bối cảnh kỹ thuật khuôn mẫu đang được coi là một ngành kỹ thuật nòng cốt, là nền tảng của ngành công nghiệp sản xuất, việc phát triển và bồi dưỡng chuyên gia là vô cùng quan trọng. Nâng cao năng lực về kỹ thuật khuôn mẫu chính là đã sở hữu một kỹ thuật sản xuất tiên tiến giúp tối ưu hóa chất lượng gia công sản phẩm đối với các tiêu chí đánh giá bằng thị giác hay xúc giác trên tất cả các sản phẩm ép nhựa, dập áp lực hay gia công chính xác. Từ đó có thể đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam đặc biệt là hoạt động sản xuất phần cứng cho các thiết bị điện tử hay cho ngành sản xuất xe máy, xe ô tô.

Khuôn mẫu là loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt, có giá phổ biến từ vài chục đến vài trăm nghìn USD. Các bộ khuôn mẫu khó và phức tạp như khuôn mẫu dập vỏ xe ô tô có giá lên tới hàng triệu USD. Người cần các sản phẩm này không phải là số đông người tiêu dùng thông thường mà là các nhà sản xuất. Khuôn mẫu có vai trò ảnh hưởng rất quyết định để tạo ra chất lượng, uy tín, thương hiệu cho nhà sản xuất. Chính vì vậy, quá trình thương thảo, mua bán, hợp tác sản xuất khuôn mẫu không đơn giản, mà đòi hỏi yêu cầu đặc biệt trong việc tìm hiểu, trao đổi, giới thiệu, tư vấn, thỏa thuận, thử nghiệm sản phẩm,… Hầu hết các DN công nghiệp được Sở Công Thương Hà Nội khảo sát đã nhất trí cao đề nghị Nhà nước tăng cường hỗ trợ cho các hoạt động gặp gỡ, giao thương, hội chợ, triển lãm, quảng bá chuyên ngành cho sản phẩm khuôn mẫu trong nước. Một số các thiết bị chuyên dụng đắt tiền như thiết bị thí nghiệm, thiết bị đo, kiểm tra có độ chính xác cao phục vụ cho chế tạo khuôn mẫu  cũng được nhiều DN đề nghị Nhà Nước đầu tư để phục vụ chung cho các DN. Vật liệu làm khuôn mẫu thường là các loại thép chuyên dụng nhập khẩu đắt tiền nên nhiều DN chế tạo khuôn mẫu đề nghị Nhà Nước cần hỗ trợ, ưu đãi cao nhất về vay vốn ngoại tệ cũng như về thuế nhập khẩu.

Chế tạo khuôn mẫu là một trong các ngành nghề công nghiệp được Nhà Nước khuyến khích hỗ trợ. Các chính sách ưu đãi, khuyến khích ngành công nghiệp chế tạo khuôn mẫu đã được thể hiện tại Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Đầu tư và các Nghị Định, Thông tư hướng dẫn thực hiện. Thiết kế khuôn mẫu cũng đã được Nhà nước đưa vào chương trình đào tạo đại học chính qui khối ngành kỹ thuật. Phát triển chế tạo khuôn mẫu cũng là nội dung quan trọng trong nhiều bản quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp then chốt, quan trọng của đất nước.

Thực tế hiện nay còn hai rào cản

Đó là công nghệ và trình độ nhân lực. Trong hai yếu tố trên, nếu công nghệ thấp, có thể mượn tiền để mua. Nhưng thiếu nhân lực, đó mới là vấn nạn không có lối thoát. Nhiều nhà sản xuất khuôn mẫu thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao vì Việt Nam “chưa có trung tâm đào tạo chuyên nghiệp cho khuôn mẫu, giáo trình không thống nhất, không cập nhật, thiếu kỹ năng, học nhiều hơn thực hành”.

Còn ông Nguyễn Văn Tiền (công ty cơ điện tử Hiệp Phát, TP.HCM) nói, hiện nay các trường ĐH quá cứng nhắc trong nội dung đào tạo nên năng lực của các kỹ sư ra trường hoặc là không sử dụng được hoặc là phải học thêm đúng với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, mà như lời ông Long, phải mất khoảng 2 – 3 năm mới nên sự!

Như “minh họa” những ý kiến của doanh nghiệp trong chuyện nhân sự, PGS.TS Thái Thị Thu Hà, ĐH Bách Khoa TP.HCM cho biết, môn học khuôn mẫu tại ĐH Bách khoa TP.HCM có thời lượng 60 tiết (3 tín chỉ), trong đó 30 tiết lý thuyết, 30 tiết thực tập. “Cấu trúc chương trình này chúng tôi đã dạy cách đây 20 năm”, TS Thu Hà nói.

Còn nói về công nghệ trong sản xuất khuôn mẫu của các doanh nghiệp Việt Nam, giới doanh nghiệp cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa đầu tư bài bản và đồng bộ nên có những khuôn mẫu khá đơn giản như vỏ nhựa máy hút bụi, cản trước của xe hơi… nhưng nhiều doanh nghiệp không làm được vì không có máy móc phù hợp.

“Hiện tại doanh nghiệp khuôn mẫu Việt Nam phát triển đến đâu đầu tư đến đó nên hệ thống không đồng bộ, ít có doanh nghiệp nào am hiểu và tuân thủ các điều kiện về nhà xưởng, công nghệ (nhất là công nghệ có độ chính xác cao 0,001mm), không chủ động nguyên liệu đầu vào, tỷ lệ hao phí nguyên liệu trong quá trình sản xuất còn cao, thời gian làm khuôn lâu….

CHIA SẺ TIN