Ngoài những khó khăn, công nghiệp hỗ trợ xe hơi trong nước đang đứng trước nhiều thời cơ để thay đổi “vận mệnh”. Hiện nay, nhiều hãng xe đã và đang triển khai mở rộng sản xuất, gia tăng mẫu mã sản xuất lắp ráp trong nước. Điều này tạo ra cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp nằm trong ngành phụ trợ, dịch vụ, hậu mãi.
Các hãng xe lớn tại Việt Nam tích cực mở rộng dải sản phẩm lắp ráp trong nước. |
Đáng chú ý, một số nhà sản xuất xe hơi uy tín tại Việt Nam vài năm trở lại đây đã hợp tác với Bộ Công thương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp về năng lực, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và các nhà sản xuất ô tô.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua đẩy mạnh hợp tác quốc tế cũng được xem là mặt tích cực trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Điển hình, Bộ Công thương đã tích cực tổ chức các khóa đào tạo, tư vấn, hỗ trợ trực tuyến về nâng cao trình độ nhân lực, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử và ô tô.
Một điểm sáng đáng khác là tiềm năng của ngành công nghiệp phụ trợ. Các doanh nghiệp giờ đây có khả năng phát triển những linh kiện công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn chứ không nhất thiết phải là các phụ tùng cơ khí.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Đàm – Chủ tịch Tập đoàn công nghiệp phụ trợ ô tô VAST GROUP, nhà sáng lập diễn đàn Oto-Hui cho biết: “Hiện tại, với xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, có rất nhiều cách để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng và mang lại lợi nhuận. Ví dụ, họ có thể sản xuất những thiết bị điện tử trên xe hay xây dựng phần mềm giúp ích cho việc vận hành xe”.
Ông Nguyễn Thanh Đàm nhận định công nghệ điện tử sẽ là sở trường mới của các doanh nghiệp sản xuất phụ kiện xe hơi. |