Nâng tầm về chất để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, theo chuyên gia, bên cạnh các chính sách của Nhà nước và ngân hàng, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng nâng cấp chính mình, nâng tầm về chất.

Theo Bộ Công Thương, cả nước hiện có khoảng 5.000 doanh nghiệp chế biến tham gia cung cấp linh kiện, phụ tùng cho nhóm ngành hàng ô tô, cơ khí. Trong đó, 70% doanh nghiệp tham gia cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước, 8% cung cấp cho nhà xuất khẩu và 17% là tham gia cung cấp cho cả hai. Một số sản phẩm khác cũng đang cung cấp đủ trong nước và xuất khẩu đi một số thị trường trên thế giới, như các sản phẩm dây cáp điện, hộp số, các linh kiện nhựa… Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ.

Để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, theo chuyên gia này, Việt Nam cần xác định những “hạt giống tiềm năng”, có chính sách hỗ trợ quan trọng, đặc biệt là hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu đàn. Từ đó, những “sếu đầu đàn” này sẽ thu hút tạo dựng được liên kết với các doanh nghiệp và các thể chế liên quan, tạo nên một hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ bền vững.

Để làm được điều này, các cơ quan chức năng cần sớm đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm mới, sản phẩm công nghệ cao, tiến tới kiến tạo chuỗi cung ứng “Made in Vietnam”. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ vốn từ cơ quan chức năng phải nhất quán, hạn chế thay đổi để giúp doanh nghiệp có điều kiện đầu tư, phát triển.

CHIA SẺ TIN