Hệ thống điện tử – Linh hồn của ô tô, chiếm gần một nửa giá trị chiếc xe

Công nghệ kỹ thuật ô tô ngày một phát triển, những hệ thống cơ khí đã dần bị thay thế hoàn toàn bởi các hệ thống điện tử. Với những chiếc xe hiện đại ngày nay, linh hồn của nó chính là các hệ thống điện ô tô, chiếm hơn 40% tổng giá trị của một chiếc xe. 

Hệ thống điện tử – Linh hồn của ô tô, chiếm gần một nửa giá trị chiếc xe

Kể từ năm 2004, theo thống kê của Deloitte (một trong bốn hãng kiểm toán đứng đầu trên thế giới) cho biết ngành công nghiệp ô tô đã thay đổi với hơn 25% xe bắt đầu được trang bị túi khí và gần 50% được trang bị các ghế điều chỉnh điện. Công nghiệp ô tô ngày một phát triển, các hệ thống điện tử trên ô tô bắt đầu hiện địa hơn. Do đó, việc sản xuất các linh kiện điện tử để đáp ứng nhiều hệ thống trên ô tô đã ngày một tăng cao. Bên cạnh đó, những quy định, tiêu chuẩn an toàn đối với xe hơi đã ngày một gắt gao hơn.

Các hệ thống điện trên xe

Từ dưới 25% số xe được trang bị các hệ thống điện tử an toàn cơ bản (như hệ thống túi khí, cân bằng điện tử, cảnh báo áp suất lốp, giám sát điểm mù cho đến các cảm biến giúp ích cho việc dừng đỗ xe) đến 80% số xe được trang bị đầy đủ các tính năng an toàn cơ bản (đến năm 2017), đã cho thấy tầm quan trọng không thể thiếu của các tính năng này.

Bên cạnh những tính năng an toàn cơ bản, việc phát triển những tính năng an toàn cao cấp, hiện đại hơn là điều quan trọng để các hãng chạy đua công nghệ. Những hệ thống gập gương tự động, thông tin giải trí hay công nghệ mở khóa không cần chìa, ngắt kết nối xy lanh, hybrid,… đều xuất hiện trên các mẫu xe đời mới hiện nay.

Với hệ thống an toàn tiên tiến, nhiều màn hình và công nghệ lái xe bán tự động, sẽ không ngạc nhiên khi giá mỗi chiếc xe ngày một tăng lên.

Việc những tính năng ngày một hiện đại đồng nghĩa với chi phí sản xuất, chế tạo sẽ tăng cao hơn. Do đó, giá thành tạo ra một chiếc xe sẽ ngày một đắt giá hơn. Trong báo cáo thống kê của Deloitte tiết lộ, ban đầu từ những năm đầu thế kỷ 21, các linh kiện điện tử chỉ chiếm đến 18% tổng chi phí của chiếc xe nhưng đến nay, con số ấy đã lên đến 40%. Và, dự kiến đến 2030 khi động cơ đốt trong dần bị thay thế, nguồn nguyên vật liệu sản xuất ít dần, chi phí cho các linh kiện điện tử sẽ trở nên đắt giá hơn, khoảng 45%. Cụ thể, Deloitte cho biết cho chất bán dẫn trong mạch điện là 312 USD/xe vào năm 2013. Thế nhưng, số tiền đó hiện đã tăng lên đến 400 USD/xe và dự kiến sẽ đạt gần 600 USD vào năm 2022.

Trong tương lai, nhiều hệ thống điện tử an toàn ngày càng phổ biến và các hãng xe có thể đạt được mức tự động hoá cao hơn, và không loại trừ khả năng chi phí cho điện tử tăng cao không ngừng.

Nguồn: OTOHUI

CHIA SẺ TIN