Dư địa hút đầu tư lớn nhưng công nghiệp điện tử vẫn chỉ gia công

Nằm trong top xuất khẩu thế giới, vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng ngành điện tử càng tăng. Do vậy, ngành điện tử vẫn có rất nhiều tiềm năng hút dầu tư, song bị đánh giá vẫn đang chỉ là gia công.

Thực tế cho thấy, việc tăng lãi suất và xung đột địa chính trị, biến đổi khí hậu… tác động lớn tới phục hồi sản xuất, kinh doanh và thị trường tài chính thế giới, gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu là bức tranh kinh tế thế giới 2023, trong đó có ngành công nghiệp điện tử. Các khoản đầu tư đang đổ vào nhóm ngành điện tử, công nghệ cao và Việt Nam nổi lên với năng lực sản xuất đạt mức kỳ vọng của các nhà đầu tư quốc tế. Báo cáo Đầu tư Thế giới 2022 của UNCTAD cho thấy, tại châu Á, nơi nhận 40% vốn FDI toàn cầu, đã chứng kiến dòng chảy tăng trong năm thứ ba liên tiếp vào năm 2021 lên mức cao nhất mọi thời đại là 619 tỷ USD.

Hiện các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho sản xuất phụ kiện, linh kiện điện tử, cụm chi tiết điện tử được hưởng ưu đãi khi đầu tư. Mỗi vùng, miền đều có lợi thế về vị trí địa lý khác nhau. Cùng với đó, khi mở cửa cho doanh nghiệp FDI, cần tập trung cho việc chọn lọc công nghệ thượng nguồn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao với những công nghệ đã có sẵn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước. Bên cạnh đó, các công nghệ vào Việt Nam phải không tiêu thụ nhiều năng lượng, gây hại môi trường, đi kèm điều kiện quan trọng cam kết phát triển bao nhiêu nhà cung ứng là doanh nghiệp Việt trong chuỗi với thời gian xác định cụ thể.

 

 

CHIA SẺ TIN