Tôi có đọc tin tức và được biết Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. Có phải đến năm 2030, tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%? Mong công ty giải đáp. Xin cảm ơn!
Theo Thủ tướng Chính phủ mục tiêu đến năm 2030, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được phát triển vững chắc, thực sự trở thành động lực tăng trưởng, góp phần quyết định đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; góp phần phát triển toàn diện văn hóa, xã hội, con người, bảo đảm quốc phòng – an ninh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam; tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của thế giới; một số lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt trình độ quốc tế.
Đến năm 2030, tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%?
Căn cứ Quyết định 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022, để thực hiện mục tiêu chung nêu trên Thủ tướng Chính phủ đặt ra mục tiêu trong Chiến lược phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành công nghiệp như sau:
– Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng phát triển công nghiệp mũi nhọn, trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần quan trọng vào cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, đưa nước ta trở thành nước có công nghiệp hiện đại vào năm 2030.
– Tham gia tích cực, hiệu quả và tận dụng lợi thế thương mại, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
– Đến năm 2030, tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, ngành công nghiệp cần chú trọng thực hiện theo các định hướng dưới đây.
Đến năm 2030, tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%
Phát triển và ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong hoạt động ngành công nghiệp
Theo Quyết định 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022, định hướng phát triển và ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong hoạt động ngành công nghiệp như sau:
– Chuyển giao công nghệ, nghiên cứu chế tạo các vật liệu mới tiên tiến phục vụ công nghiệp và xây dựng như các vật liệu chức năng có cơ lý tính biến đổi, vật liệu polyme và composit tiên tiến, vật liệu kim loại và hợp kim tiên tiến, các lớp phủ bảo vệ chống chịu các điều kiện khắc nghiệt, gốm kỹ thuật tiên tiến, vật liệu thông minh, các vật liệu mới có khả năng hấp thụ hoặc trong suốt với các sóng điện tử, vật liệu in 3D, các loại hóa chất, vật liệu phục vụ ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, hóa dầu, vật liệu tái chế trong xây dựng công trình giao thông; các vật liệu tiên tiến phục vụ nông nghiệp như phân bón có kiểm soát, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, bao bì bảo quản thông minh, vật liệu nhà kính, các loại vật liệu cảm biến cho nhà kính, vật liệu cải tạo đất, đất nhân tạo; vật liệu y sinh như vật liệu implant, vật liệu mang thuốc hướng đích, vật liệu tự phân hủy sinh học, composit thông minh có khả năng thúc đẩy tái tạo sụn và xương; vật liệu phân hủy sinh học giảm thiểu ô nhiễm môi trường như vật liệu phân hủy sinh học thay thế nhựa plastic, màng phân hủy sinh học; vật liệu tiên tiến phục vụ quốc phòng, an ninh như vật liệu siêu bền, chịu nhiệt độ cao, áp suất cao, các loại vật liệu phục vụ hệ thống điều khiển; hợp kim có tính năng đặc biệt; vật liệu điện tử và quang tử trong các mô – đun, thiết bị của hệ thống viễn thông, kỹ thuật điện và tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là vật liệu cáp quang.
– Nghiên cứu làm chủ các công nghệ vật liệu lưu trữ và chuyển hóa năng lượng như pin, pin nhiên liệu hiệu suất cao, vật liệu tích trữ hydro, vật liệu chuyển hóa quang – điện, nhiệt – điện, quang – nhiệt, vật liệu điện gió, nhiên liệu sinh học.
Phát triển và ứng dụng công nghệ chế tạo – tự động hóa trong hoạt động ngành công nghiệp
Theo Quyết định 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022, để thực hiện mục tiêu trong Chiến lược phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành công nghiệp, định hướng phát triển và ứng dụng công nghệ chế tạo – tự động hóa trong hoạt động ngành công nghiệp được quy định như sau:
– Tiếp thu, làm chủ và phát triển công nghệ chế tạo – tự động hóa tiên tiến, thông minh bao gồm công nghệ thiết kế, chế tạo thiết bị, dây chuyền đồng bộ trong dầu khí, thủy điện, nhiệt điện, đóng tàu, khai thác và chế biến khoáng sản; công nghệ chế tạo các hệ thống thiết bị tiết kiệm năng lượng; công nghệ chế tạo các hệ thống phức tạp, quy mô lớn và có độ tin cậy cao; công nghệ in 3D, thiết kế ngược và tạo mẫu nhanh tiên tiến dùng trong sản xuất các chủng loại thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, sản phẩm kim loại và composit cao cấp; công nghệ tự động hóa đo lường và xử lý thông tin, điều khiển tự động các quá trình sản xuất; công nghệ sản xuất chip vi điều khiển, linh kiện bán dẫn công suất lớn quan trọng dùng trong các thiết bị tự động hóa; công nghệ sản xuất các thiết bị phụ trợ cơ bản trong tự động hóa, công nghệ rô-bốt, dây chuyền sản xuất tự động.
– Nghiên cứu, chế tạo mới một số tổ hợp trang bị có độ chính xác và mức độ tích hợp, tự động cao trong quốc phòng, an ninh.
Như vậy, tại Chiến lược phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra những mục tiêu và định hướng phát triển cụ thể cho ngành công nghiệp để sớm hoàn thành mục tiêu chung về phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo.