Chiến lược phát triển một số ngành công nghệ cao tại Việt Nam

Trước xu thế phát triển mạnh mẽ công nghệ cao của các nước bằng các chính sách và chiến lược quốc gia hấp dẫn, Chính phủ Việt Nam cũng đã xây dựng và ban hành một số chiến lược phát triển liên quan đến một số ngành công nghệ cao.

Cụ thể:
1/ “Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010” (Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 12 năm 2003 phê duyệt Chiến lược) đã nêu rõ các định hướng công nghệ trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội từ nay đến năm 2010, nước ta cần tập trung phát triển có chọn lọc một số công nghệ trọng điểm bao gồm: những công nghệ tiên tiến, có tác động to lớn tới việc hiện đại hoá các ngành kinh tế – kỹ thuật, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo điều kiện hình thành và phát triển một số ngành nghề mới, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; những công nghệ, phát huy được lợi thế của nước ta về tài nguyên nông nghiệp nhiệt đới và lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và việc làm có thu nhập cho các tầng lớp dân cư.
a) CNTT&TT
Tập trung nghiên cứu và phát triển R-D:
Các công nghệ mới trong lĩnh vực truyền thông: các dịch vụ băng thông rộng; các hệ thống chuyển mạch; các hệ thống truyền dẫn quang dung lượng lớn; các công nghệ truy nhập; hệ thống thông tin di động, mạng Internet thế hệ mới; công nghệ thông tin vệ tinh; công nghệ quản lý mạng; công nghệ phát thanh và truyền hình số.
Công nghệ phần mềm: cơ sở dữ liệu, công nghệ nội dung, công nghệ đa phương tiện, hệ thống thông tin địa lý, đồ hoạ; phát triển phần mềm trên môi trường mạng; các giải pháp “quản lý nguồn lực của các tổ chức”; phần mềm nguồn mở; quy trình sản xuất phần mềm; quy trình đánh giá, kiểm chứng và nâng cao chất lượng phần mềm; thiết kế, xây dựng các hệ thống tin học ứng dụng.
Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, chú trọng những vấn đề đặc thù của Việt Nam: nhận dạng chữ Việt, xử lý ảnh, nhận dạng tiếng Việt; công nghệ tri thức; hệ chuyên gia; dịch tự động.
Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong một số lĩnh vực chọn lọc: toán học của tin học; một số hướng liên ngành chọn lọc như CNNN, linh kiện điện tử thế hệ mới, làm cơ sở cho phát triển ứng dụng tin học cấp nano.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống, quốc phòng và an ninh:
– Trong công tác quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, chú trọng xây dựng các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử.
– Trong các lĩnh vực kinh tế – kỹ thuật đòi hỏi phải sớm tương hợp với trình độ khu vực và quốc tế, như: bưu điện, ngân hàng, tài chính, du lịch, thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử; trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, quốc phòng, an ninh, v.v… Thực hiện các dự án tin học hoá và dịch vụ CNTT&TT trong các doanh nghiệp. Ứng dụng CNTT&TT trong khu vực nông thôn.
– Phổ cập kiến thức và ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục – đào tạo từ phổ thông trung học đến đại học; ứng dụng CNTT&TT trong nghiên cứu khoa học, trong các hoạt động điều tra, thăm dò, khảo sát tài nguyên và theo dõi biến động môi trường, trong các lĩnh vực y tế, văn hoá, du lịch.
Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin – truyền thông và xây dựng ngành công nghiệp CNTT&TT:
Phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp CNTT&TT hiện đại, tương hợp quốc tế. Xây dựng công nghiệp nội dung, công nghiệp dịch vụ CNTT&TT, công nghiệp phần mềm phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu; đồng thời tận dụng các khả năng chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết để phát triển có chọn lọc các cơ sở lắp ráp, chế tạo linh kiện và thiết bị tin học hiện đại để dành lại thị phần phần cứng trong nước và xuất khẩu. Đưa công nghiệp CNTT&TT trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt kim ngạch xuất khẩu cao.
b) Công nghệ sinh học (CNSH)
Xây dựng và phát triển các công nghệ nền của CNSH đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, gồm:
– Công nghệ gen (tái tổ hợp ADN).
– Công nghệ vi sinh định hướng công nghiệp.
– Công nghệ enzym – protein phục vụ phát triển công nghiệp thực phẩm, dược phẩm.
– Công nghệ tế bào (thực và động vật) phục vụ chọn, tạo giống mới trong nông, lâm, thuỷ sản và phát triển liệu pháp tế bào trong y tế.
Phát triển CNSH trong các ngành kinh tế quốc dân:
– CNSH nông nghiệp (nông – lâm – ngư): phát triển các xí nghiệp nhân giống cây, con sạch bệnh, sản xuất hạt giống chất lượng cao; ứng dụng các kỹ thuật CNSH tạo giống cây, con có chất lượng cao, đảm bảo cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, tập trung vào nhóm cây lương thực, rau hoa quả, cây lâm nghiệp, vật nuôi, thuỷ sản; phát triển sản xuất công nghiệp chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở quy mô vừa và nhỏ.
– CNSH chế biến: phục vụ sản xuất hàng hoá tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
– CNSH y dược: bảo đảm chế phẩm cho y tế dự phòng (vacxin, kháng sinh, sinh phẩm chẩn đoán), đảm bảo kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.
– CNSH môi trường: kiểm soát, xử lý, giám định môi trường, tập trung vào các vùng công nghiệp, các vùng làng nghề, các trang trại chế biến nông sản; xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải và khắc phục các sự cố tràn dầu; và bảo vệ đa dạng sinh học.
Xây dựng và phát triển nền công nghiệp sinh học Việt Nam:
+ Khuyến khích mọi thành phần kinh tế xây dựng và phát triển các xí nghiệp CNSH sản xuất các sản phẩm phục vụ các ngành kinh tế, tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Nhà nước đầu tư xây dựng một số ngành công nghiệp sinh học chủ lực như: công nghiệp sản xuất giống cây, con; công nghiệp sản xuất dược phẩm (vacxin, kháng sinh, sinh phẩm chuẩn đoán); công nghiệp sản xuất các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng, vật nuôi; công nghiệp chế biến thực phẩm; công nghiệp chế biến sản phẩm từ dầu khí.
c) Công nghệ vật liệu tiên tiến
Tập trung nghiên cứu, phát triển và ứng dụng có hiệu quả các hướng công nghệ sau:
* Công nghệ vật liệu kim loại: trên cơ sở tài nguyên trong nước, nghiên cứu lựa chọn công nghệ luyện kim phù hợp như công nghệ lò điện, lò cao – lò chuyển khép kín, công nghệ phi cốc để sản xuất thép hợp kim chất lượng cao, các hợp kim có tính năng tổng hợp sử dụng trong các ngành cơ khí chế tạo, xây dựng, giao thông vận tải, hoá chất, dầu khí, quốc phòng; nghiên cứu lựa chọn công nghệ sản xuất hợp kim nhôm dùng trong chế tạo máy và trong quốc phòng; công nghệ sản xuất các compozit nền kim loại sử dụng trong kỹ thuật điện, điện tử và y – sinh.
* Công nghệ vật liệu polime và compozit: nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất vật liệu compozit nền nhiệt dẻo và nền nhiệt rắn gia cường bằng sợi thuỷ tinh, sợi ba zan và sợi các-bon phục vụ cho các ngành giao thông vận tải, nông nghiệp, thuỷ sản và quốc phòng; các polime compozit sử dụng cho kỹ thuật điện và điện tử trong điều kiện môi trường khắc nghiệt; các polime huỷ sinh học, polime xử lý ô nhiễm môi trường.
* Công nghệ vật liệu điện tử và quang tử: Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sản xuất vật liệu và linh kiện quang điện tử và quang tử phục vụ cho lĩnh vực viễn thông, tự động hoá; sản xuất vật liệu từ tính cao cấp dạng khối, màng vô định hình và nano ứng dụng trong công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp điện, điện tử và tự động hoá; sản xuất vật liệu và linh kiện cảm biến ứng dụng trong đo lường và tự động hoá.
* Công nghệ vật liệu y – sinh: Nghiên cứu các công nghệ sản xuất một số loại vật liệu dùng trong y học để thay thế một số bộ phận của cơ thể con người: các polime sinh học, composit các-bon, vật liệu điều tiết sinh lý, vật liệu điều tiết tăng trưởng, vật liệu cac-bon xốp, vật liệu bi-ô-xi-tan.
* Công nghệ vật liệu nano: Nghiên cứu ứng dụng để sản xuất nano compozit nền polime và nền kim loại sử dụng trong các ngành kinh tế – kỹ thuật; xúc tác cấu trúc nano trong lĩnh vực dầu khí và xử lý môi trường. Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong một số hướng CNNN có khả năng ứng dụng cao ở Việt Nam.
d) Công nghệ tự động hoá và cơ điện tử
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tự động hoá, cơ điện tử nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế:
– Ứng dụng công nghệ thiết kế và chế tạo với sự trợ giúp của máy tính (CAD/CAM) trong một số ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, như: dệt, may, da giày và ngành cơ khí (trong các lĩnh vực trọng điểm: thiết bị toàn bộ; máy động lực; máy công cụ; cơ khí phục vụ nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp chế biến; cơ khí xây dựng; đóng tầu; thiết bị điện – điện tử; cơ khí ô tô – cơ khí giao thông vận tải).
– Tự thiết kế, xây dựng phần mềm, lắp ráp, bảo trì vận hành các hệ thống điều khiển, giám sát, thu thập và xử lý số liệu (SCADA).
– Ứng dụng công nghệ tự động hoá tích hợp toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả cho toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
– Ứng dụng, phổ cập công nghệ điều khiển số bằng máy tính (CNC) trong các hệ máy móc cho các lĩnh vực gia công chế tạo, máy công cụ phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.
– Ứng dụng rộng rãi công nghệ tự động hoá đo lường và xử lý thông tin phục vụ các ngành sản xuất, dự báo thời tiết và thiên tai, bảo vệ môi trường.
– Nghiên cứu ứng dụng và phát triển kỹ thuật rô bốt (đặc biệt là rô bốt thông minh và rô bốt song song), ưu tiên áp dụng trong những công đoạn sản xuất không an toàn cho con người, trong môi trường độc hại, trong một số dây chuyền công nghiệp công nghệ cao và phục vụ quốc phòng, an ninh.
– Nghiên cứu, chế tạo một số sản phẩm cơ điện tử, đặc biệt trong một số lĩnh vực cơ khí trọng điểm (máy công cụ, máy động lực, thiết bị điện -điện tử, cơ khí ô tô và các thiết bị đo lường điều khiển).
– Ứng dụng và phát triển công nghệ thiết kế, chế tạo các hệ điều khiển cơ điện tử (bao gồm cả phần cứng và phần mềm), đặc biệt các hệ điều khiển nhúng; ưu tiên phát triển các phần mềm ứng dụng và các giải pháp thiết kế. Phát triển kỹ thuật mô phỏng, đặc biệt là công nghệ tạo mẫu ảo, nhằm tối ưu hoá các sản phẩm công nghệ cao ứng dụng trong các lĩnh vực: rô bốt, đóng tầu, ô tô, máy chính xác, thiết bị cho năng lượng gió, v.v…
– Nghiên cứu bước đầu một số hướng cơ điện tử mới, có triển vọng, như: hệ vi cơ-điện tử (MEMS) và hệ nano cơ-điện tử (NEMS).
đ) Năng lượng nguyên tử và các dạng năng lượng mới
Phát triển điện hạt nhân: nghiên cứu lựa chọn công nghệ cho các dự án nhà máy điện hạt nhân, tiếp thu và làm chủ công nghệ nhập để vận hành nhà máy an toàn và hiệu quả kinh tế cao.
Nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các kỹ thuật hạt nhân, bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế quốc dân, trong y tế, địa chất, thuỷ văn và môi trường; đảm bảo an toàn bức xạ hạt nhân trong các nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng nguyên tử; quản lý chất thải phóng xạ.
Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và ứng dụng các dạng năng lượng mới phục vụ các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học, v.v…
e) Công nghệ vũ trụ (CNVT)
Nghiên cứu phát triển CNVT: nghiên cứu tiếp thu, làm chủ công nghệ và phóng vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, trạm thu mặt đất, phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng an ninh. Xây dựng tiềm lực KH&CN vũ trụ của Việt Nam đến năm 2010 có đủ năng lực thiết kế, chế tạo các loại vệ tinh nhỏ, thiết kế và chế tạo các trạm thu mặt đất; phát triển một số thiết bị vũ trụ mang tính thương mại; làm chủ được công nghệ và kỹ thuật tên lửa.
Ứng dụng công nghệ vũ trụ: Nghiên cứu tiếp nhận chuyển giao công nghệ viễn thám, công nghệ định vị toàn cầu phục vụ nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; giám sát môi trường; phục vụ qui hoạch sử dụng đất và vùng lãnh thổ; dự báo và giám sát thiên tai; nuôi trồng và đánh bắt hải sản; định vị cho các phương tiện giao thông vận tải; phục vụ quốc phòng an ninh, v.v…”.
2/ “Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020″ (Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 10 năm 2005 phê duyệt Chiến lược) với ” Nội dung Chiến lược:
(1) Phát triển ứng dụng CNTT&TT
a) Xây dựng và phát triển công dân điện tử
Đảm bảo trên 80% thanh niên ở các thành phố, thị xã, thị trấn có thể sử dụng các ứng dụng CNTT&TT và khai thác Internet. Từng bước đưa CNTT&TT vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị. Người dân được truy cập thông tin và tri thức kịp thời thông qua phát thanh, truyền hình, Internet và các trang thông tin điện tử. Phát triển và phổ cập hệ thống quản lý điện tử đến trên 80% số bệnh viện trên toàn quốc. Phổ cập sử dụng tin học cho trên 70% cán bộ y tế.
b) Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử
Đảm bảo hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ Trung ương đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trên 50% các văn bản được lưu chuyển trên mạng; đa số cán bộ, công chức nhà nước có điều kiện sử dụng thư điện tử và khai thác thông tin trong công việc. 100% các cơ quan của Chính phủ có trang thông tin điện tử với đầy đủ thông tin về hoạt động của cơ quan, pháp luật, chính sách, quy định, thủ tục hành chính, quy trình làm việc, các dự án đầu tư, đấu thầu và mua sắm. Người dân và các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến các hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng, dễ dàng. Hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng và hải quan đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực. Hệ thống thông tin về dân cư, cán bộ công chức, tài nguyên, môi trường, và thống kê có thông tin cơ bản được cập nhật đầy đủ và cung cấp thường xuyên. Một số dịch vụ khai báo, đăng ký, cấp phép được thực hiện trực tuyến qua các hệ thống thông tin của các quận, Sở thuộc các tỉnh, thành phố. Xây dựng Chính phủ điện tử tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt mức trung bình khá trong khu vực. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT&TT trong quốc phòng, an ninh phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
c) Xây dựng và phát triển doanh nghiệp điện tử
Ứng dụng mạnh mẽ CNTT&TT trong những ngành dịch vụ kinh tế có tính hội nhập cao như viễn thông, ngân hàng, hải quan, hàng không, du lịch, thuế, v.v…, đảm bảo năng lực quản lý và chất lượng dịch vụ của các ngành này đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. 50 – 70% doanh nghiệp ứng dụng CNTT&TT vào các hoạt động quản lý, điều hành, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường, giám sát, tự động hoá các quy trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, v.v… Hơn 50% doanh nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế, đăng ký và được cấp phép kinh doanh qua mạng. Trên 40% doanh nghiệp khai báo, đăng ký và được cấp phép hải quan qua mạng.
d) Phát triển giao dịch và thương mại điện tử
Hình thành và thúc đẩy phát triển môi trường giao dịch và thương mại điện tử. Hình thành các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng giá trị gia tăng, hệ thống quản lý dây truyền cung ứng. Đảm bảo 25 – 30% tổng số giao dịch của các ngành kinh tế được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch và thương mại điện tử. Giao dịch và thương mại điện tử có trị giá tăng gấp 10 lần so với năm 2002.
(2) Phát triển công nghiệp CNTT&TT
Phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin đồng bộ với mở rộng, phát triển mạng truyền thông. Duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin ở mức bình quân 40% một năm, đến năm 2010 đạt tổng doanh thu khoảng 1,2 tỷ USD. Phấn đấu để Việt Nam trở thành một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, máy tính và viễn thông, sản xuất một số chủng loại linh, phụ kiện và thiết kế chế tạo thiết bị mới. Công nghiệp phần cứng máy tính có tốc độ tăng trưởng bình quân 20% một năm, đến năm 2010 đạt tổng doanh thu khoảng 3 tỷ USD. Công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông có tốc độ tăng trưởng bình quân 22% một năm, đến năm 2010 đạt tổng doanh thu khoảng 700 triệu USD. Công nghiệp điện tử (dân dụng và công nghiệp) có tốc độ tăng trưởng bình quân 22% một năm, đến năm 2010 đạt tổng doanh thu khoảng 2 tỷ USD. Máy tính cá nhân, điện thoại di động và phần mềm mang thương hiệu Việt Nam chiếm lĩnh được tối đa thị phần trong nước và xuất khẩu không ít hơn 1 tỷ USD.
(3) Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông
Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn xã hội. Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát triển nhanh, đa dạng hoá, cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực ASEAN+3. Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet. Hỗ trợ để các doanh nghiệp mới chiếm 40 – 50% thị phần dịch vụ viễn thông và Internet vào năm 2010.
Tất cả các Bộ, ngành, cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền cấp tỉnh và huyện được kết nối Internet băng rộng và kết nối với mạng diện rộng của Chính phủ. 100% số xã trên toàn quốc có điện thoại; 100% các điểm Bưu điện văn hoá xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng được kết nối Internet; 100% số huyện và nhiều xã trong cả nước được phục vụ dịch vụ băng rộng với giá cước thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực ASEAN+3; 100% viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông có truy nhập Internet tốc độ cao; trên 90% các trường trung học cơ sở, bệnh viện được kết nối Internet.
(4) Phát triển nguồn nhân lực CNTT&TT
Đào tạo CNTT&TT tại các trường đại học trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN cả về kiến thức, kỹ năng thực hành và ngoại ngữ. 70% sinh viên CNTT&TT tốt nghiệp ở các trường đại học trọng điểm đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế. 100% sinh viên tốt nghiệp tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đủ kỹ năng sử dụng máy tính và Internet trong công việc. Đến năm 2010 có trên 100.000 người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên về CNTT&TT, trong đó có khoảng 20% đạt trình độ khu vực và quốc tế. Đảm bảo 100% trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông có trang thông tin điện tử. Tăng cường chất lượng và số lượng giảng viên CNTT&TT ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đảm bảo tỷ lệ dưới 15 sinh viên có 1 giảng viên. Các trường sư phạm cung cấp đủ số lượng giáo viên dạy tin học cho các trường học trong cả nước. Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên các cấp, bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và một bộ phận người dân có nhu cầu được đào tạo kiến thức ứng dụng CNTT&TT và khai thác Internet. Đa số các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố có cán bộ lãnh đạo quản lý thông tin, được bổ túc, đào tạo các chương trình quản lý CNTT&TT với trình độ tương đương trong khu vực”.
3/ “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020” (Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 1 năm 2006 phê duyệt Chương trình).
Chương trình sẽ nhằm vào mục tiêu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm CNSH nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, tăng nhanh tỷ lệ nông, lâm, thủy sản chế biến phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Cụ thể, giai đoạn 2006-2010: Tạo ra hoặc tiếp nhận và làm chủ được một số CNSH hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành nông nghiệp Việt nam; Hình thành và từng bước phát triển ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm, hàng hóa chủ lực ở quy mô công nghiệp với chất lượng và sức cạnh tranh cao phục vụ tốt cho việc tiêu dùng và xuất khẩu; Chọn tạo được một số giống cây trồng, vật nuôi bằng kỹ thuật sinh học phân tử và áp dụng vào sản xuất; chọn tạo được một số dòng cây trồng biến đổi gien trong phạm vi phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng; tăng cường được một bước cơ bản trong việc xây dựng tiềm lực cho CNSH nông nghiệp thông qua đào tại được đội ngũ cán bộ CNSH chuyên sâu, có trình độ cao và chất lượng tốt cho một số lĩnh vực chủ yếu; đào tạo phổ cập lực lượng ứng dụng CNSH ở các cơ sở sản xuất; hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm, hiện đại, tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới các phòng thí nghiệm thông thường ứng dụng CNSH nông nghiệp.
Giai đoạn 2011-2015: Phát triển mạnh mẽ CNSH hiện đại, trong đó tập trung mạnh vào công nghệ gien; tiếp cận các khoa học mới như: hệ gien học, tin sinh học, protein học, biến dưỡng học, CNNN trong CNSH nông nghiệp; đưa CNSH nông nghiệp nước ta đạt trình độ khá trong khu vực. Đào tạo được nguồn nhân lực chuyên sâu cho một số lĩnh vực CNSH mới; tập trung đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa một số phòng thí nghiệm CNSH nông nghiệp đạt trình độ tiên tiến của thế giới. Đưa một số giống cây trồng biến đổi gien vào sản xuất; ứng dụng thành công nhân bản vô tính ở động vật… Phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp, tạo lập thị trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của CNSH nông nghiệp phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. CNSH nông nghiệp đóng góp từ 20 đến 30% tổng số đóng góp của KH&CN vào sự gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp.
Đến năm 2020: CNSH nông nghiệp nước ta đạt trình độ của nhóm các nước hàng đầu trong khối ASEAN và ở một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến của thế giới. Diện tích trồng trọt các giống cây trồng mới tạo ra bằng các kỹ thuật của CNSH chiếm trên 70%, trong đó diện tích trồng trọt các giống cây trồng biến đổi gen chiếm 30-50%; trên 70% nhu cầu về giống cây sạch bệnh được cung cấp từ công nghiệp vi nhân giống; trên 80 diện tích trồng rau, cây ăn quả sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; đáp ứng được cơ bản nhu cầu vắc xin cho vật nuôi…
Tổng vốn ngân sách nhà nước để triển khai, thực hiện các nội dung của Chương trình trong 10 năm tới (giai đoạn 2006 – 2015) dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng (bình quân mỗi năm khoảng 100 tỷ đồng). Nguồn vốn này chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản xuất thử các sản phẩm, hỗ trợ các dự án sản xuất các sản các sản phẩm, hàng hóa chủ lực ở quy mô công nghiệp; cho tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị; cho đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế và một số nội dung khác có liên quan thuộc Chương trình”.
4/ “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ Việt Nam đến năm 2020” Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 137/2006/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 6 năm 2006 phê duyệt Chiến lược) với “Quan điểm chỉ đạo:
Nghiên cứu và ứng dụng CNVT ở Việt Nam cần được triển khai theo các quan điểm chỉ đạo sau:
a) Phục vụ thiết thực và có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, quản lý tài nguyên, giám sát môi trường và thiên tai cũng như nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc theo đúng phương châm kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với nhiệm vụ an ninh – quốc phòng, góp phần nâng cao vị thế quốc tế, tiềm lực khoa học công nghệ và sức mạnh của đất nước.
b) Đi thẳng vào công nghệ hiện đại, đồng thời phải xuất phát từ yêu cầu thực tế, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước, phát huy tối đa tiềm lực trí tuệ con người Việt Nam; bắt đầu từ việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, tiến tới cải tiến và làm chủ công nghệ.
c) Mở rộng quan hệ quốc tế, đa dạng hoá, đa phương hoá nhưng có lựa chọn trọng điểm nhằm thu hút đầu tư, xây dựng đội ngũ cán bộ, tiếp thu công nghệ hiện đại để đẩy nhanh quá trình ứng dụng và phát triển CNVT ở Việt Nam.
d) Chính phủ quản lý, điều phối chung, tăng cường phối hợp liên ngành và huy động nguồn lực của toàn xã hội trong việc ứng dụng CNVT, phấn đấu hoàn thành đúng kế hoạch tiến độ, đảm bảo chất lượng từng nhiệm vụ cụ thể và toàn bộ chiến lược.
Mục tiêu
Mục tiêu đến năm 2010:
a) Hình thành chính sách quốc gia và khung pháp lý về nghiên cứu, ứng dụng và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNVT, các chính sách bảo đảm nguồn nhân lực, bảo đảm vốn đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng CNVT; hình thành cơ quan chỉ đạo quản lý, phối hợp hoạt động nghiên cứu và ứng dụng CNVT ở cấp Trung ương; từng bước kiện toàn về mặt tổ chức, cơ sở vật chất và năng lực chuyên môn của hệ thống các đơn vị nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng CNVT ở nước ta, trong đó xây dựng mới một viện chuyên ngành về KH&CN vũ trụ.
b) Xây dựng hạ tầng ban đầu về CNVT bao gồm: Trạm thu và Trung tâm xử lý ảnh vệ tinh, hệ thống trạm định vị nhờ vệ tinh; phóng và đưa vào hoạt động, khai thác vệ tinh viễn thông địa tĩnh VINASAT; tiếp nhận chuyển giao công nghệ vệ tinh nhỏ; hoàn thành thiết kế, chế tạo và phóng 1 vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động khai thác các trạm điều khiển mặt đất tương ứng.
c) Hình thành và tổ chức thực hiện chương trình KH&CN độc lập về CNVT. Tổ chức đào tạo kỹ sư CNVT trong nước; hợp tác nghiên cứu và đào tạo với các nước có ngành khoa học công nghệ vũ trụ phát triển để có được một số chuyên gia trình độ cao, tự chế tạo được một số sản phẩm phần cứng (các thiết bị của trạm thu) và phần mềm (phần mềm xử lý ảnh, phần mềm mã hoá, bảo mật thông tin, phần mềm trợ giúp thiết kế vệ tinh…).
d) Đạt trình độ trung bình trong khu vực về cơ sở hạ tầng và nghiên cứu và ứng dụng CNVT.
Mục tiêu đến năm 2020:
a) Làm chủ công nghệ chế tạo các trạm mặt đất, tự chế tạo các trạm mặt đất có giá cạnh tranh; làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; làm chủ được công nghệ và kỹ thuật tên lửa; đào tạo được đội ngũ cán bộ trình độ cao, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam, nâng cấp và phát huy hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư trong giai đoạn trước.
b) Nâng cấp hạ tầng ban đầu thông qua việc chuẩn bị phương án và kế hoạch phóng vệ tinh viễn thông thứ hai đáp ứng đủ nhu cầu khai thác dịch vụ viễn thông, phát thanh truyền hình trong nước. Chế tạo và phóng thêm một số vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, thay thế một phần nhu cầu mua ảnh vệ tinh của nước ngoài; hoàn chỉnh hệ thống các trạm định vị nhờ vệ tinh.
c) Đưa các ứng dụng của CNVT vào phục vụ rộng rãi và thường xuyên cho nhu cầu của các ngành sản xuất, dịch vụ, giáo dục, y tế,… Mở rộng và thương mại hoá các sản phẩm ứng dụng CNVT.
d) Đạt trình độ trung bình khá trong khu vực về nghiên cứu và ứng dụng CNVT.
Nhiệm vụ:
(1) Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về nghiên cứu và ứng dụng CNVT
Nhiệm vụ này phải được cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2006 – 2010, với các nội dung sau:
a) Nghiên cứu các luật quốc tế và các quy định sử dụng khoảng không vũ trụ để đảm bảo chủ quyền quốc gia.
b) Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy chung của Nhà nước và của các ngành, liên quan đến việc nghiên cứu và ứng dụng CNVT.
c) Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về lưu trữ, quản lý, khai thác và sử dụng ảnh vệ tinh và các thông tin dẫn suất như bản đồ, cơ sở dữ liệu.
d) Xây dựng và ban hành quy định về bảo mật liên quan đến chương trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ Việt Nam.
đ) Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn định dạng và định chuẩn trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ vũ trụ, bảo đảm sự tương thích trong nước và ra quốc tế.
(2) Xây dựng cơ sở hạ tầng cho CNVT
Trong các năm 2006 – 2010, thực hiện các nhiệm vụ:
a) Xây dựng trạm thu và Trung tâm xử lý ảnh vệ tinh phục vụ chung cho các ngành kinh tế quốc dân và nghiên cứu khoa học; trạm thu chuyên dụng; nhận chuyển giao công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; phóng một vệ tinh nhỏ quan sát trái đất.
b) Triển khai dự án VINASAT.
c) Xây dựng một phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về công nghệ vũ trụ.
Trong các năm 2011 – 2020, thực hiện các nhiệm vụ:
a) Xây dựng thêm một số phòng thí nghiệm đặt tại các trường Đại học. Danh mục các phòng thí nghiệm này sẽ được bổ sung cụ thể hơn trên cơ sở kết quả hoạt động giai đoạn 2006 – 2010.
b) Tự chế tạo và thuê phóng 2 vệ tinh nhỏ quan sát trái đất.
(3) Nghiên cứu KH&CN vũ trụ
Trong các năm 2006 – 2010, xây dựng và bắt đầu triển khai Chương trình KH&CN độc lập về CNVT giai đoạn 2006 – 2010, do Viện KH&CN Việt Nam chủ trì để tập hợp đội ngũ cán bộ khoa học trong và ngoài nước thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược, bao gồm:
a) Nghiên cứu, chế tạo các trạm mặt đất.
b) Nghiên cứu tiếp thu công nghệ vệ tinh nhỏ.
c) Nghiên cứu tiếp cận một số công nghệ cao như: công nghệ quan sát quang học độ phân giải cao, công nghệ vệ tinh radar, công nghệ vệ tinh thông tin tốc độ cao.
d) Nghiên cứu cơ bản chọn lọc liên quan đến việc phát triển công nghệ vũ trụ.
đ) Nghiên cứu khí cầu thả ở tầng bình lưu phục vụ thông tin liên lạc và truyền hình.
e) Nghiên cứu chế tạo một số thiết bị mặt đất và phần mềm.
Trong các năm 2011 – 2020, Chương trình KH&CN độc lập về CNVT tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
a) Cải tiến và tiến tới làm chủ việc chế tạo các trạm mặt đất với giá cạnh tranh.
b) Cải tiến và tiến tới làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ.
c) Lựa chọn công nghệ chế tạo phương tiện phóng vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo thấp.
d) Chế tạo một số thiết bị vũ trụ.
(4) Ứng dụng CNVT
Để CNVT được ứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả thiết thực, các Bộ, ngành có trách nhiệm căn cứ vào nhu cầu và điều kiện để xây dựng và cụ thể hoá các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ vũ trụ của ngành mình trên cơ sở các định hướng lớn như sau:
Trong các năm 2006 – 2010, việc ứng dụng CNVT ở Việt Nam cần được đẩy mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong 4 lĩnh vực chính là thông tin liên lạc, khí tượng thủy văn, viễn thám, định vị nhờ vệ tinh. Đến năm 2010, việc ứng dụng CNVT phải trở thành quy trình nghiệp vụ có hiệu quả cao của các ngành. Cụ thể:
– Bưu chính – viễn thông, phát thanh truyền hình: phát triển mạnh các dịch vụ nhằm khai thác triệt để vệ tinh VINASAT, phát triển các hình thức dạy học từ xa, khám bệnh từ xa, hội nghị từ xa, truyền hình DTH.
– Khí tượng-thủy văn, tài nguyên môi trường: nâng cao chất lượng dự báo sớm mưa bão, lũ, lũ quét, trượt lở đất và các loại thiên tai khác. Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đến Việt Nam. Định kỳ đánh giá biến động sử dụng đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ chuyên đề số hoá dùng chung cho nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương.
– Nông nghiệp, thuỷ sản, điều tra tài nguyên: mở rộng ứng dụng viễn thám trong việc xây dựng quy trình dự báo sản lượng lúa tại các vùng trồng lúa trọng điểm, dự báo úng lụt, khô hạn, cháy rừng; trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản và đánh bắt cá đại dương; trong nghiên cứu phát hiện tài nguyên dầu khí, nước ngầm, v.v…
– Giao thông vận tải, quốc phòng – an ninh: ngoài việc khai thác vệ tinh VINASAT, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ định vị nhờ vệ tinh phục vụ dẫn đường trong giao thông đường bộ, hàng không và hàng hải. Khuyến khích các tổ chức kinh tế tham gia đầu tư làm dịch vụ và ứng dụng công nghệ định vị và dẫn đường.
Trong các năm 2011 – 2020, đưa vào ứng dụng tại Việt Nam các thành tựu mới của vệ tinh Internet thế hệ 2, vệ tinh quan sát trái đất độ phân giải siêu cao, vệ tinh định vị có độ chính xác cao, thiết bị mặt đất gọn nhẹ tích hợp nhiều chức năng.

CHIA SẺ TIN