Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Khó cạnh tranh nhất là giá thành cao

Sản phẩm có giá thành cao là điểm yếu lớn nhất của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với sản phẩm cùng loại đến từ các nước khác trên thị trường.

Từ đầu năm tới nay, ngành công nghiệp hỗ trợ, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà doanh nghiệp FDI cũng bị suy giảm đơn hàng, trung bình khoảng 20%. Suy giảm này không chỉ đến từ suy thoái kinh tế toàn cầu mà đến cả từ việc sau dịch năm 2022 đơn hàng tăng rất nhiều, sang năm 2023 tiêu thụ khó khăn nên tồn kho cao.

Thị trường truyền thống, khách hàng cũ khó khăn nhưng thị trường mới có nhiều cơ hội. Khách hàng mới tìm đến nhà cung cấp Việt Nam tương đối nhiều, chỉ có điều chúng ta có đáp ứng được hay không mà thôi. Đối với những công ty có năng lực tốt, bao gồm có hệ thống quản trị tốt, tiêu chuẩn quốc tế, giá cả cạnh tranh, chất lượng đáp ứng thì năm nay có thêm đơn hàng mới. Điều khó của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là không đáp ứng được yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu và khó nhất là giá thành cao. Doanh nghiệp trong nước không sản xuất được cụm linh kiện hoặc sản phẩm hoàn chỉnh mà hầu hết sản xuất linh kiện rời. Đầu tư sản xuất cụm linh kiện, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn, hệ sinh thái để đáp ứng cho sản xuất đó cũng đòi hỏi tốt hơn nhiều.

CHIA SẺ TIN