Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo được xem là yếu tố quan then chốt để doanh nghiệp nâng cao hiệu suất hoạt động. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực công nghệ cao hiện vẫn là một bài toán khó với nhiều doanh nghiệp.
Nhân lực công nghệ thiếu và yếu
Những lĩnh vực như công nghệ thông tin – truyền thông, điện tử, công nghệ cao, công nghiệp chế tạo và đặc biệt công nghiệp bán dẫn và vi mạch đang là những lĩnh vực đang phát triển rất nhanh của Việt Nam và có tiềm năng rất lớn trong thời gian tới.
Tỷ lệ nhân lực công nghệ thông tin trên tổng số lao động quốc gia của Việt Nam ước đạt 1,1% trong tổng số 51 triệu lao động. Tỷ lệ này được cho là khá thấp so với các quốc gia định hướng công nghệ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc hay Ấn Độ.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, thời gian tới, các Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho nhà khoa học. Các cơ sở giáo dục đại học cũng cần dành sự ưu tiên đầu tư thích đáng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học, sau đại học, phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao. Đặc biệt, các đơn vị cần nghiên cứu, phối hợp các cơ quan liên quan nhằm tạo dựng cơ chế quản lý tài chính phù hợp đặc thù hoạt động nghiên cứu, theo thông lệ quốc tế.