ỨNG DỤNG CỦA NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY

Chủ trương của nhà nước ta là đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính vì vậy, các ngành cơ khí chế tạo phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển này đang được quan tâm một cách tích cực. Mục tiêu là tạo ra đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, lao động cao nghệ cao có thể làm chủ được công nghệ và các phương tiện, máy móc hiện đại. Các ngành này được đào tạo trong các trường học viện, đại học, cao đẳng, trung cấp, trường nghề. Đó là các ngành lớn: Cơ khí, điện, điện tử và các chuyên ngành nhỏ bên trong nó.

Với mọi người, khi nhắc tới công việc của ngành cơ khí thì thường có liên tưởng ngay tới sắt thép, liên quan tới các công việc bằng tay như tiện, phay, bào, hàn…Có thể coi cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị hoặc vật dụng hữu ích. Như vậy cơ khí chính là một ngành chủ yếu tạo ra tư liệu lao động của con người trong thế giới hiện đại.

Cơ khí chế tạo là một bộ phận nhỏ của ngành cơ khí nói chung. Cơ khí chế tạo máy là lĩnh vực hoạt động chủ yếu chế tạo máy, hệ thống thay thế cho hoạt động lao động của con người, nhằm tăng năng xuất cũng như giảm thiều tối đa thời gian.

Cơ khí chế tạo máy được hiểu đơn giản như chính cái tên của nó – là ngành chế tạo ra các loại máy móc và thiết bị sản xuất. Có thể nói khi nhắc tới trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia thì chế tạo máy chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.

Công việc của kỹ sư chế tạo máy

– Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất như: máy sản xuất mì ăn liền, máy sản xuất bánh, kẹo, máy đóng gói, đóng chai, đóng hộp, máy thu hoạch trong nông nghiệp,…

– Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.

– Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD

– Lập trình gia công máy CNC

– Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu…

– Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp

– Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó

– Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu….

Môi trường làm việc

– Thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị máy móc nếu bạn làm ở vị trí sản xuất, bảo dưỡng thiết bị.

– Nếu chuyên về thiết kế, bạn sẽ làm việc trong môi trường sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi: Phòng kỹ thuật, phòng dự án…

– Nếu bạn làm trong môi trường sản xuất, thì thường phải tiếp xúc với các máy móc, sắt thép, dầu nhớt,… và kể cả tiếng ồn.

– Với tính chất của công việc thì bạn thường phải làm việc theo nhóm và theo tổ, cakíp.

Những tố chất cần thiết cho người kỹ sư chế tạo máy

– Là dân Cơ khí bạn cần phải có sự đam mê với công việc, với ngành nghề mà bạn đã lựa chọn

– Có tư duy sáng tạo, tư duy logic

– Có sức khỏe tốt

Một số tư vấn cần quan tâm

Trong các ngành học của cơ khí, có lẽ cơ khí chế tạo là một trong những ngành học tương đối khó. Trong trường đại học, các kỹ sư tương lai sẽ được đào tạo bài bản với các môn học kinh điển: Kỹ thuật đo lường, dung sai lắp ghép, vẽ kỹ thuật, sức bền vật liệu, chi tiết máy, công nghệ chế tạo máy, đồ gá, máy công cụ…. Để có thể học tốt và nắm chắc các môn học này thì các bạn cần có một tư duy tốt về kỹ thuật. Ngoài ra cũng cần phải nói tới các môn học cơ bản như: toán, tin học những môn học giúp phát triển tư duy và kỹ năng tính toán.

Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, nhu cầu về lực lượng lao động là rất lớn. Ngoài ra, việc đầu tư các cơ sở sản xuất lớn của các tập đoàn kinh tế, các công ty nước ngoài tại Việt Nam mà chủ yếu đến từ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đã khiến cho ngành cơ khí chế tạo máy đang có tốc độ phát triển nhanh. Do đó các bạn có thể yên tâm và tin tưởng vào tương lai của ngành mà các bạn đang theo và sẽ theo học.

Nguồn: http://hancatnhatrang.com/

CHIA SẺ TIN